Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Hà Nội giữ trong mình “trái tim” của Tổ Quốc, giữ cả bao yêu thương của thế hệ Việt Nam về một người Cha già dân tộc - Hồ Chí Minh:

Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lại quá bình minh
Cơn mưa vừa tạnh Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia đứng gọi mình


Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chung đúc những tinh hoa giá trị VN và văn hoá cao đẹp của nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác Hồ đã đi xa hơn 30 năm mà hình ảnh Bác vẫn hồn hậu, khắc sâu trong tâm trí chúng ta. Bác ra đi nhưng vẫn sống mãi trong lòng dân tộc. Trong những thi ca viết về Bác Hồ, bài Sáng tháng năm của nhà Thơ Tố Hữu có những câu thơ được coi là thần bút. (5/1951)

Bác Hồ đó ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông thanh thản một bầu trời
Không gì vui bằng Mắc Bác Hồ Cười
Quên tuổi già vui mãi tuổi đôi mươi.


Ông là nhà thơ được gặp Bác nhiều lần. Qua những câu thơ ông khắc lại chân dung của Bác Hồ, mà lâu nay, nếu có đọc ta giật mình nhìn lại. Hoá ra mình vẫn ngưỡng mộ Người, mà ta vẫn chưa thấu. Vì nếu nhìn lại, thì các bức ảnh của Bác để lại hiếm khi ta thấy Bác cười. Thật ra trong cuộc đời Bác, ít khi ta thấy Bác cười. Cái thần của Tố Hữu đặc tả Bác, là mắt bác cười. Nụ cười qua đôi mắt.

Theo nghệ sĩ nhân dân Bùi Đình Hạc, là người có những thước chân dung chân thực là thành công về Hồ Chí Minh. Ông nói, đôi mắt của Bác luôn luôn hiện lên một đôi mắt tinh anh, và hóm hỉnh. Bác đi cùng nhân dân, lo nỗi lo của nhân dân, đau nỗi đau của nhân dân. Cả cuộc đời gắn liền với hai tiếng Nhân Dân.

Về với dòng sông Lam, về với đất Nghệ An, về với Làng Sen quê Bác. Ở quê Bác bây giờ, vẫn còn lại hai ngôi nhà bình dị thuở thiếu thời Bác sống cùng gia đình. Nó hiện lên một di tích thiêng liêng của một con người vĩ đại mà thế giới nghiêng mình ngưỡng mộ. Hàng năm tiếp đón hàng nghìn lượt du khách trong và ngoài nước. Nhưng có lúc nào, ta đến lúc vắng vẻ nhất, nghĩ suy về tuổi thơ của Bác Hồ.

Nghiêng mình trước mộ bà Hoàng Thị Loan để tỏ lòng thành kính trước ngưòi mẹ đã sinh ra một con người là tinh hoa của dân tộc và cũng là vĩ nhân của mọi thời đại. Hơn một thế kỉ đã đi qua nhưng mọi vật vẫn như xưa. Có không ít người bồi hồi tự hỏi. Tuổi thơ của Bác Hồ, hẳn không phải là tràn ngập niềm vui và rộn tiếng hát cười. Dù là làm phim, người ta có thể tái hiện tiếng hát ru, tái hiện tiếng võng đu đưa nhưng không thể tái hiện tiếng cười tuổi thơ của Bác. Vì khi Bác cất tiếng khóc chào đời là khi đất nước lâm vào cảnh lầm than cuối thế kỉ 19 đang bị đô hộ, nhân dân sống kiếp nô lệ như súc vật, trong khi những người con ưu tú thì bị bắt bớ tù đày và sát hại dã man. Trong bối cảnh đất nước lầm than chúng ta không thể tin tuổi thơ của Bác Hồ lại tràn ngập tiếng cười. Bởi nếu thế thì không bao giờ có chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng để tìm con đường cứu nước, cứu dân tộc.

Cảng nhà Rồng ngày nay không còn ý nghĩa thương mại, mà đã trở thành di tích ghi lại dấu ấn thiêng liêng của Bác Hồ. Đến nay, chúng ta sưu tầm được không ít tư liệu về con tàu La tu sơ Tê rê vin lơ, và cả người thanh niên mang tên anh Ba làm thuê cho con tàu, nhưng không thể tìm kiếm được nụ cười của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, sau này đã đổi tên là Nguyễn Ái Quốc. Toàn bộ tuổi thanh xuân của Bác ở Phaps, ở Mỹ, ở Châu Phi cũng sẽ vắng bóng nụ cười.

Chúng ta đều biết, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đến tượng nữ thần tự do ở New York và viết: Ánh sáng trên đầu nữ thần tự do toả khắp trời xanh. Còn dưới chân tượng nữ thần tự do thì người da đen bị trà đạp, đánh đập. Bao giờ thì giữa các dân tộc được bình đẳng. Ghi lại những dòng nhật kí của Bác Hồ, chúng ta tin rằng, không một nghệ sĩ nào dám gắn nụ cười tuổi thanh xuân của chủ tịch HCM. Chân dung duy nhất của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở Pháp gắn liền với việc sáng lập tờ báo Người cùng khổ. Lịch sử từ Châu Âu tới Châu Phi, cũng như bất cứ cuộc xâm chiếm nào cũng gắn liền với máu của người bản xứ.

Tại đại hội đảng 6 của đảng cộng sản pháp ở Pari vang lên lời kêu gọi thống thiết của Nguyễn Ái Quốc: Nhân danh toàn thể loài người, hãy cứu chúng tôi. Những nước bị nô lệ.

Trong những chân dung sưu tập được ở hang PắcPó cho đến ngày tổng khởi nghĩa, người ta cũng không thể tìm được bức chân dung Mắc Bác Hồ cười như nhà thơ Tố Hữu đã viết. Như thế đủ để ta hiểu: Bác lo nỗi lo của dân tộc khi đất nước lại thêm ách đô hộ Nhật, khi trước đó đã qua gần 100 năm Pháp đô hộ. Ngay cả khi CM thành công, Người cũng không thể nở nụ cười. Vì khi Bác đọc bản tuyên ngôn độc lập là lúc nhà nước đang phải đương đầu với thù trong giặc ngoài.

Khi Bác đọc lời hiệu triệu kháng chiến là thời kì dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kì. “ Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Không chúng ta thà hy sinh chứ…”
Trong toàn cuộc kháng chiến hơn một nghìn ngày, tư liệu về Bác thì nhiều nhưng nụ cười của Bác thì hiếm thấy. Các tướng lĩnh đã đệ trình lên Bác nhiều tài liệu, trong đó Bác đã xoá bỏ những mĩ từ: trận đánh đẹp và nói rằng không có trận đánh nào đẹp. bởi chiến tranh là gắn liền với chết chóc và đau khổ. Khi quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ cũng không hề có gương mặt tươi vui. Bởi Bác biết, một chiến dịch lớn như vậy không thể tránh khỏi nước mắt và thương vong cho bộ đội và nhân. Chiến thắng Điện Biên Phủ đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc ta.

Khi về tiếp quản thủ đô và giải phóng một nửa đất nước, lần đầu tiên người ta tìm thấy nụ cười của Bác Hồ trong buổi ra mắt nhân dân ở thủ đô Hà Nội,nhưng dường như đó là nụ cười không trọn vẹn.

Nhiều nhà nghiên cứu nói rằng, Bác Hồ chỉ dành nụ cười hiếm hoi khi tiếp xúc với quần chúng lao động và người nông dân. Từ sai lầm của cải cách ruộng đất, từ cặp mắt hiền hậu và sâu thẳm của Bác đã rưng rưng giọt nước mắt xót xa. Chân dung danh nhân nào trên thế giới cũng đa dạng và phức tạp. Nhưng chân dung của Bác Hồ bình dị đến mủi lòng, thế nên không người nghệ sĩ nào dám tưởng tượng và suy diễn.

Nếu mà để Bác cười, tươi thì được, chứ cười thì hiếm. Lúc nào cũng thấy gương mặt Bác như đang nghĩ đến những khó khăn trong cuộc sống.

Vậy tìm nụ cười của Bác ở đâu trong hàng vạn thước phim tư liệu. Có, nhưng không nhiều. Vì Bác chỉ cười khi tới thăm các đồng bào dân tộc ít người, khi tới thăm nông dân, công nhân. Bác cười khi các đồng chí của đồng bào miền Nam tới thăm Bác. Đôi mắt Bác trẻ dường nào. Bác cười bên mâm pháo cùng chiến sĩ công binh, Bác cười với người bạn già Tôn Đức Thắng, và Bác cười với các em thiếu nhi - thế hệ tương lai của đất nước.

Bác ra đi đã hơn 30năm nhưng chúng ta mới phần nào hiểu được chân dung một danh nhân của thế giới và mới phần nào hiểu được ánh sáng toả ra từ chân dung của Bác không chỉ là sự suy tư, nỗi đau hoặc nụ cưòi mà như chính nhà thơ Nga đã viết: “Ánh sáng toả ra từ Hồ Chí Minh không phải là văn hoá Âu Châu, mà có lẽ là một nền văn hóa của tương lai”.

Đã bước sang những năm đầu của thiên niên kỉ mới. Nhưng vẫn có những con người vẫn sống với những kỉ niệm của Bác Hồ. Những người đã từng gặp Bác, hay những người đã từng đứng dưới trời mưa tầm tã khóc Bác năm xưa giờ đã lần lượt đi xa. Nhìn những đường phố to đẹp, chúng ta lại nhớ lời Bác: thắng giặc rồi chúng ta sẽ xây dựng tổ quốc to đẹp hơn.

Thời gian qua đi, nhưng tháng năm, tháng của hoa phượng, tháng của mùa thi, tháng của tuổi trẻ. Đã tới tháng năm ta nhớ tới ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, như thế là đã hơn một thế kỉ đi qua. Tháng năm là tháng của tuổi trẻ, nhưng thế hệ của tuổi trẻ hôm nay vẫn luôn nhớ rằng, cả cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân người chưa bao giờ có nụ cười hồn hậu và tươi rói như thế hệ ngày hôm nay.
Đi tìm nụ cười Hồ Chí Minh trong kho tư liệu, âu cũng là một cách để tri ân với con người có công vĩ đại khai sinh ra nền độc lập cho chúng ta ngày hôm nay và cũng là để hiểu hơn về đất và người xứ Nghệ.

St 7/2014

0 nhận xét:

Đăng nhận xét