Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014


Thưa quý khách, ngày hôm nay T muốn cùng du khách quay lại lịch sử dân tộc của hơn 500 năm trước. Về một người con gái làng chiếu Hải Triều mà nay là thôn HảiTriều, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Người con gái ấy không ai khácđó chính là Nguyễn Thị Lộ, bà vợ lẽ của Nguyễn Trãi. Người đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu hỏi lớn và để lại cho đến ngày nay là một nghi án trong vụán Lệ Chi Viên trong cái chết của vua Lê Thánh Tông và án chu di tam tộc củadòng họ Nguyễn Trãi.
Câuchuyện quanh người con gái làng chiếu Hải Triều bắt đầu như thế này:

Tương truyền khi Nguyễn Trãi 26 tuổi đang làm quan cho nhà Hồ, gặp thị Lộ đang ở tuổi trăng tròn 16. Mới lần đầu gặp Nguyễn Trãi thấy cô bán chiếu xinh xắn bèn buông lời trêu ghẹo:
Em ở Tây Hồ bán chiếu gon
hỏi xem chiếu bán hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa? Được mấy con?
- Thấy vị khách ghẹo mình, Thị Lộ cũng chẳng vừa:
Em ở Tây Hồ bán chiếu gon
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh chừng độ trăng tròn lẻ
Chồng thì chưa có hỏi chi con?

Mới nghe qua thì tưởng rằng đây chỉ là một màn đối đáp bằng thơ, nhưng nội dung ẩn chứa trong đó mới thực sự thú vị. “Đã có chồng chưa? Được mấy con”. Hỏi người con gái có chồng chưa là đủ rồi, sao lại còn hỏi được mấy con?. Và sau đó thì hai người thành tri kỉ. Tuy nhiên, ở với nhau lâu nhưng Thị Lộ không có con. Họn nhận một người cháu của Ngô Từ là  Ngô Chi Lan làm con nuôi. Trong thời gian Lê Lợi đứng lên khởi nghĩa, Nguyễn Trãi cùng em họ là Trần Nguyên Hãn đồng tâm giúp sức chống quân Minh. Nguyễn Thị Lộ luôn ở bên thảo thư từ, chiếu hịch cùng Nguyễn Trãi. Vốn là người thông minh,lại hay chữ, tính nết hiền dịu nhẹ nhàng nên bà được mọi người yêu mến.

Năm 1428 kháng chiến 10 năm thắng lợi. Nguyễn Trãi được tước hầu làm Thượng Thư bộ lại. Nhưng một năm sau, bị vua nghi ngờ liên quan đến nghi án Trần Nguyên Hãn (vốn bị vua nghi ngờ buộc tội chết, Nguyên Hãn nhảy sông tự tử) Nguyễn Trãi bị tống giam. Sau đó nhờ các đại thần can thiệp, ông được miễn truy cứu. Chán cảnh quan trường đầy âm mưu thủ đoạn, ông làm quan 1 thời gian rồi xin nghỉ hưu về Côn Sơn.

Ngày27/7/1442 vua Lê Thái Tông tuần du về phía Đông, đến thành Chí Linh, Hải Dương để thân duyệt quân đội. Đến 1.9 trên đường về kinh thành Thăng Long, nhà vua ghé thăm cố nhân Nguyễn Trãi đã nghỉ hưu ở Côn Sơn.

Đêm 4.8 Thái Tông mang theo người thiếp yêu Thị Lộ của Nguyễn Trãi về đến Lệ Chi Viên ngủ lại làng Đại Lai huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, đột nhiên đêm đó ông bị cảm và qua đời. Các quan bí mật đưa linh cữu về kinh sư, vào đến cung là lúc nửa đêm ngày mồng 6 tháng 8, lúc ấy mới phát tang. Ngaylập tức, Nguyễn Thị Lộ ngời hầu đêm đó cho nhà vua trở thành nghi phạm số 1. Chỉ vài ngày sau Nguyễn Trãi lập tức bị bắt và bị cáo buộc tội đồng mưu với vợ sát hại vua. Không cần xét xử kĩ càng, 16.8.1442 Thị Lộ, Nguyễn Trãi chịu án xử tội tru di tam tộc. Đây là vụ án bất bình nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - một nghi án đặt dấu hỏi cho đến ngày nay.

Bàn luận về cái chết của vua Lê Thái Tông có nhà sử học đã cho rằng : sau chiến tranh, hàng loạt anh hùng Lam Sơn lần lượt bị tha hoá, lo vinh tân phì gia mà sao nhãng việc ích nước lợi dân, người đức độ như Nguyễn Trãi bỗng dưng trở thành cái gai khó chịu trước mắt họ. Nguyễn Trãi đã xin cáo quan về ở ẩn, lùi xa chốn kinh thành hỗn tạp mà nào có được yên.

Vua Lê Thái Tông đã loại bỏ bốn trong số năm bà vợ, còn một bà thì đang bận con thơ, nhân đó mà cho lễ nghi học sĩ Nguyễn Thị Lộ là người xinh đẹp “ngày đêm hầu cận”, rồi sàm sỡ với Nguyễn Thị Lộ, thiết tưởng nhân cách nhà vua ra sao khỏi bàn cũng rõ rồi.
Sau nhiều ngày tuần du mệt nhọc, vua lại thức suốt đêm với một người phụ nữ bên bờ sông, nếu sốt rét không giết vua, ắt cũng chẳng thiếu nguyên nhân đủ để giết vua hoặc giả làm cho vua bị bại hoại. Lỗi của vua rành rành, tiếc là triều đìnhlúc ấy chẳng ai dám nói đến lỗi của vua. Mới hay, vua vẫn được quyền hơn người ở chỗ không có lỗi gì.

Bấy giờ ai cũng nói Thị Lộ giết vua, dẫu chẳng ai thấy bà làm việc thất đức tày trời đó. Sự có vẻ hợp lí này mới nguy hiểm làm sao. Ở đời thật chẳng còn có gì vừa hài hước vừa xót xa bằng quan niệm: chân lí là điều tôi thích.

Bình sinh tiếng nói và ngòi bút của Nguyễn Trãi có sức mạnh như hàng vạn tinh binh,biết bao thành trì kiên cố của quân xâm lăng đã sụp đổ bởi tiếng nói và ngòi bút thiên tài ấy. Vậy mà đến đây, ngọn đại bút không cứu nổi thân ông, lời tuyệt vời thuở nào không ngăn nổi tội ác của đồng liêu thiển hậu. Ôi, bị vài ba người bạn phản bội còn nguy hiểm hơn cả bị kẻ thù ba bốn mặt bao vây.

Khi bấy giờ, dân gian lưu truyền câu chuyện truyền thuyết Rắn báo oán: Chuyện kể rằng.Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh khi còn dạy học. Một hôm ông nằm mơ thấy một người mẹ dắt theo năm người con bảo với ông “xin ngài hãy thư thư ít bữa, để mẹ con tôi chuyển đi chỗ khác”, ông tỉnh dậy và không hiểu nguồn cơn giấc mơ cho đến khi học trò của ông trong lúc phát quang một cái ngò đã đánh chết một con rắn mẹ và 5 con rắn con. Xưa nay người ta vẫn nói rắn báo oán.Trong một đêm đọc sách, có một con rắn bò lên xà nhà và nhỏ một giọt máu, giọtmáu ấy rơi đúng chữ “Đại” – đại trong tiếng Hán có nghĩa là đời, giọt máu ấy thấm qua ba trang giấy. Người ta bảo, con rắn ấy sẽ hại ba đời nhà ông. Sau này, người đời còn thêu dệt rằng con rắn ấy chính là Nguyễn Thị Lộ hóa thành,và sau khi giết vua đã hóa rắn bò xuống sông. Giai thoại này đã bị bác bỏ. Nhưng khi dân gian không thể lý giải được nguồn cơn của sự việc. Câu chuyện như một cách để xoa dịu đi nỗi đau mất mát một con người vĩ đại, một anh hùng đại tài. 

Còn trong lịch sử thì đến tháng 8/1464, sau 22 năm oan khuất ông được vua Lê Thánh Tông minh oan. Unesco đã công nhận Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông vào năm 1980.

Vụ án Lệ Chi Viên là vết nhơ nhục nhã của muôn đời vậy. Triều thân bấygiờ chém được Nguyễn Trãi, tru di được tam tộc của Nguyễn Trãi, có biết đâu tên tuổi của Nguyễn Trãi lại đời đời bất diệt với non sông.

Hành trình còn rất dài, và T xin được dừng lời tại đây! Cảm ơn các cô, chú và anh chị đã lắng nghe!
                                                                                                                                                                        Hà Nội 7/2014

Thu Lưu

0 nhận xét:

Đăng nhận xét